Xe nâng là thiết bị hỗ trợ công việc đã rất quen thuộc với người dùng. Tuy nhiên, khi tìm hiểu về loại xe này chắc hẳn nhiều người đã từng ngạc nhiên và tự hỏi Xe nâng là gì? Nguyên lý hoạt động ra sao? Chức năng chính của xe nâng? Làm sao chọn được loại xe nâng phù hợp cho công việc?… Để giúp bạn có thể hiểu rõ, hiểu chi tiết về xe nâng, trong bài viết này Xenanghay.com sẽ giúp bạn khám phá thông tin xe nâng từ A – Z. Cùng xem ngay nhé!
Khi nói về xe nâng điều đầu tiên bạn nghĩ đến sẽ là xe dùng để nâng hạ hàng hóa đúng không nào? Tuy nhiên, trên thực tế xe nâng có rất nhiều công dụng và hỗ trợ rất đắc lực cho cuộc sống. Bạn có thể dành vài phút để cập nhật những kiên thúc thú vị về xe nâng ngay tại thông tin bên dưới.
Nội dung bài viết
1. Xe nâng là gì?
Xe nâng là một trong những thiết bị hỗ trợ đắc lực cho con người trong các hoạt động kinh doanh, vận chuyển sắp xếp hàng hóa trong kho. Ngoài ra, xe nâng còn là thiết bị không thể thiếu trong các công trình, bến cảng,… Và vì sự thông dụng này mà bạn có thể dễ dàng bắt gặp xe nâng trong các kho hàng, nhà xưởng, đường phố…
Vậy xe nâng là gì? Xe nâng hay còn được gọi là forklift (mặc dù xe nâng có rất nhiều chủng loại, Forklift chỉ là một loại trong số đó, bài viết này sẽ liệt kê đầy đủ tất cả các loại xe nâng để bạn nắm rõ), là khái niệm dùng để chỉ các dòng xe có chức năng nâng hạ hoặc vận chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác. Xe nâng hiện nay hoạt động dựa trên nguyên lý Pascal, sử dụng lực đẩy từ chất lỏng là dầu thuỷ lực, để tạo thành sức nâng hàng hoá hoặc con người lên cao.
Xe nâng được thiết kế với hệ thống càng nâng, giá đỡ và các xy lanh thủy lực giúp việc nâng hạ được thuận tiện hơn. Trọng tải xe nâng rất lớn cho phép nâng hạ hàng hóa từ 1 tấn đến 50 tấn. Và độ cao nâng hạ có thể đạt từ 20 cm đến 15 mét tùy từng loại. Để phù hợp với từng nhu cầu, từng môi trường khác nhau xe nâng đã được tối giản hóa và đa dạng các chủng loại. Vậy nên hiện nay, khi chọn mua xe nâng bạn sẽ thấy có rất nhiều sự lựa chọn.
2. Xe nâng hình thành và phát triển như thế nào?
Với 1 công cụ hữu ích như xe nâng thì chắc hẳn có rất nhiều người đã từng thắc mắc dòng xe này xuất hiện khi nào? Ai là người sáng chế và phát minh ra sản phẩm vĩ đại này đúng không nào? Có thể nói sự ra đời của xe nâng đã giải quyết rất nhiều những khó khăn trong việc vận chuyển và sắp xếp hàng hóa. Xe nâng giúp tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm chi phí, phí nhân công và nâng cao năng suất cho doanh nghiệp.
2.1 Người phát minh ra xe nâng là ai?
Khi tìm hiểu về chiếc xe nâng đầu tiên bạn sẽ thấy có rất nhiều mốc thời gian quan trọng để nhen nhóm cho sự hình thành 1 chiếc xe nâng hoàn chỉnh. Cụ thể:
Tiền thân cho sự hình thành và phát triển của xe nâng là những chiếc cần cẩu kéo hàng bằng tay vào những năm 1900. Tiếp sau đó, vào năm 1906 công ty đường sắt Pennsylvania đã sử dụng 1 dòng xe cải tiến hơn dưới dạng những cần trục chạy bằng tay dùng để nâng tải. Và đây được cho là chiếc xe nâng hoàn thiện đầu tiên trong lịch sử.

2.2 Quá trình phát triển của xe nâng
Khi nhận thấy vai trò của xe nâng trong ngành công nghiệp thì rất nhiều công ty đã bắt đầu khai thác và phát triển lĩnh vực này. Có thể kể đến như:
- Năm 1917 công ty Clark ở Hoa kỳ bắt đầu phát triển xe này thành xe nâng dưới dạng máy kéo chạy bằng điện có tên là Tructractor. Dòng xe này gần giống với xe nâng bán tự động hiện nay.
- Năm 1919 công ty Towmotor và Yale & Town cũng gia nhập vào đường đua xe nâng. Công ty này gia nhập thị trường sản xuất xe nâng ở Mỹ và tiếp tục phát triển những chiếc xe này với hệ thống thủy lực cũng như xe nâng điện đầu tiên.
- Vào cuối năm 1930 chiếc pallet chứa hàng tiêu chuẩn đầu tiên ra đời và tiếp đó là sự phát triển của xe nâng ở tầm cao mới: Xe nâng ứng dụng phổ biến vào trong công nghiệp.
Vào thời điểm chiến tranh thế giới thứ 2 nổ ra, xe nâng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng hạ & di chuyển các khí tài quân sự nặng. Và cũng từ thời điểm đó xe nâng được các công ty khác tiếp tục phát triển.
- Đến năm 1954 công ty Lansing Bagnall (tập đoàn Kion) nhận thấy hầu hết xe nâng không thể đi trong lối đi hẹp nên đã phát triển dòng xe nâng điện dùng cho lối đi hẹp đầu tiên. Đây là một dấu mốc quan trọng mở ra cuộc cách mạng trong lưu trữ hàng hóa với các kho hàng có các hàng kệ cao với lối đi hẹp hơn.
- Năm 1960 xe nâng lại có sự phát triển mới. Sự phát triển này nhằm đảm bảo an toàn cho người lái xe nâng. Lúc này các bộ phận, tính năng bảo vệ cho con người được chú trọng như: tấm tựa lưng, tấm chắn cabin lái, kính chắn cabin…
- Đến 1980 các thiết kế công thái học bắt đầu được ứng dụng trên xe nâng. Điều này giúp mang lại sự thoải mái cho người lái và hỗ trợ giảm chấn thương và tăng cường năng suất làm việc của xe nâng
Xe nâng ngày càng được hoàn thiện và được ứng dụng rộng rãi đến thời điểm hiện tại. Hiện nay, xe nâng sử dụng các công nghệ điện xoay chiều AC, năng lượng pin axit chì, năng lượng pin lithium nên đảm bảo được các vấn đề bảo vệ môi trường hơn so với trước đây.
3. Nguyên lý hoạt động và cấu tạo của xe nâng
3.1 Nguyên lý hoạt động
Xe nâng hoạt động theo nguyên lý cơ bản đó là dựa vào sự kết hợp của khung nâng và các cánh tay thủy lực. Cùng với các bộ chuyển động giúp nâng, hạ, gắp, đẩy từ đó xe nâng có thể dễ dàng di chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác dễ dàng.
3.1.1 Nguyên lý hoạt động của cơ chế nâng hạ trên xe nâng
Nâng hạ trên xe dựa vào bộ khung nâng của xe và các các piston thủy lực được gắn vào các cột nâng (hay còn gọi là khung nâng, tháp nâng,… Tiếng Anh gọi là “mast”) ở phía trước. Phần càng nâng của xe được gắn với thân xe thông qua hệ thống ròng rọc và chuỗi con lăn có điểm tựa. Hệ thống này kết hợp và tạo cho phía trên cùng của cột nâng 1 bánh răng. Khi các piston thủy lực hoạt động sẽ đẩy các con lăn theo hướng lên trên. Lúc này các xích lăn trên xe sẽ bị các bánh răng trên cột nâng ép vào và tạo thành 1 chuỗi chuyển động lên xuống hỗ trợ việc nâng hạ.
3.1.2 Nguyên lý nghiêng khung nâng của xe nâng
Bên cạnh việc nâng hạ theo chiều dọc thì hiện nay các dòng xe còn được thiết kế với cơ chế nghiêng càng để tăng khả năng luồn, gắp hàng hóa ở nhiều vị trí dễ dàng hơn. Cơ chế nghiêng càng được hoạt động gồm 2 xi lanh gắn 1 đầu vào thân xe, đầu còn lại gắn cố định vào khung nâng. Khi khởi động các xi lanh này sẽ di chuyển theo 1 góc nghiêng định trước và giúp đẩy càng nghiêng 6 độ về phía sau hoặc 12 độ về phía trước theo phương thẳng đứng.
Đây chính là 2 nguyên lý hoạt động nghiêng khung nâng của các dòng xe nâng hiện nay.
3.2 Cấu tạo của xe nâng
Xe nâng được cấu tạo bởi 4 phần chính đó là:
- Bộ phận nâng hạ
- Bộ phận di chuyển
- Bộ phận điều khiển
- Bộ phận đối trọng
Mỗi bộ phận sẽ có những cấu tạo và chức năng khác nhau. Bạn có thể tham khảo thông tin chi tiết dưới đây:
3.2.1 Bộ phận nâng hạ
Tên bộ phận | Chức năng |
Càng nâng hạ | Được thiết kế với hình dạng chữ L và được ghép với nhau thông qua giá nâng làm nhiệm vụ đỡ hàng hóa cần nâng hạ |
Giá nâng | Được thiết kế với hình dạng chữ nhật, có tác dụng kết nối càng nâng hoặc bộ công tác với khung nâng |
Khung nâng | Gồm 2 hoặc 3 trụ nâng thẳng có chức năng làm trụ đỡ cho giá nâng và càng nâng di lên xuống. |
Xi lanh nâng | Có nhiệm vụ tạo ra lực nâng hàng lên cao. |
Xi lanh nghiêng | Xi lanh nghiêng để tạo ra độ nghiêng cho khung nâng 12 độ về phía trước và 6 độ về phía sau |
3.2.2 Bộ phận di chuyển
Bộ phận | Chức năng |
Động cơ | Là động cơ giúp xe nâng di chuyển, vận hành. Hiện nay có 2 loại động cơ chính là động cơ điện và động cơ đốt trong. Một số hãng hiện đã phát triển thêm động cơ Hybrid trên xe nâng |
Bánh lái | Là hệ thống bánh có phía sau của xe nâng làm nhiệm vụ điều chỉnh hướng di chuyển của xe nâng |
Bánh tải trọng | Bánh trải trọng nằm ở vị trí phía trước có kích thước, và khả năng chịu tải lớn. Bánh tải trọng có chức năng gánh mọi sức nặng từ hàng hóa đè xuống |
3.2.3 Bộ phần điều khiển
Tay lái/ vô lăng | Nằm trong cabin. Được kết nối với hệ thống lái giúp người dùng có thể dễ dàng điều khiển xe nâng. |
Ghế lái | Được thiết kế đa dạng nhằm nâng đỡ mang đến sự thoải mái cho người ngồi trên xe. |
3.2.4 Bộ phận đối trọng
Bộ phận | Chức năng | |
Bộ phận đối trọng | Đây là bộ phận quan trọng tạo nên sự thăng bằng cho xe khi di chuyển, nâng hạ |

4. Tổng hợp các loại xe nâng và thiết bị nâng hạ
Dưới đây là tổng hợp tất cả các phân loại xe nâng và thiết bị nâng hạ có trên thị trường, cụ thể:
1. Xe nâng tay cơ (xe nâng tay thấp – Hand pallet truck) và các biến thể:
1.1. Xe nâng tay cơ thường (xe nâng tay thấp)

1.2. Xe nâng tay siêu dài

1.3. Xe nâng tay siêu rộng

1.4. Xe nâng tay siêu thấp

1.5. Xe nâng tay siêu ngắn
1.6. Xe nâng tay Inox (xe nâng tay inox thuờng; xe nâng tay inox gắn cân; xe nâng inox zixzax)

1.7. Xe nâng tay gắn cân

1.8. Xe nâng cuộn

1.9. Xe nâng tay Zix Zax (thuỷ lực và bán tự động)

2. Xe nâng tay cao (Manual stacker)
2.1. Xe nâng tay cao thường

2.2. Xe nâng tay cao chân rộng (Straddle legs)

2.2.1. Xe nâng tay cao chân rộng loại chân cố định (Fixed base legs)
2.2.2. Xe nâng tay cao chân rộng loại chân có thể điều chỉnh được (Adjustable base legs)
2.3. Xe nâng tay cao bán tự động (Semi-electric stacker)

2.3.1. Xe nâng tay cao bán tự động thường
2.3.1. Xe nâng tay cao bán tự động chân rộng

2.4. Xe nâng tay cao mini

2.4.1. Xe nâng tay cao mini thường
2.4.2. Xe nâng tay cao mini bán tự động

3. Xe nâng mặt bàn (Scissor lift tables)
3.1. Xe nâng mặt bàn thường

3.2. Xe nâng mặt bàn inox

3.3. Xe nâng mặt bàn bán tự động (Electric table lifter)

4. Bàn nâng điện (Electric lifting platform)

5. Xe đẩy hàng (Trolley freight platform)
6. Xe nâng thùng phuy (Drum handling equipment)
6.1. Xe nâng phuy cao (Drum lifter) (thuỷ lực, bán tự động, tự động)

6.2. Xe nâng phuy thấp (Drum carriers – Drum truck – Drum trolley – Drum picker)

7. Xe nâng tay điện
7.1. Xe nâng tay điện thấp (Pallet truck – pallet mover)
7.1.2. Xe nâng tay điện thấp đi bộ lái (Pedestrian pallet truck)

7.1.3. Xe nâng tay điện thấp đứng lái (Stand-on pallet truck)

7.2. Xe nâng tay điện cao (Pallet stacker – Stacker)

7.2.1. Xe nâng tay điện cao đi bộ lái (Pedestrian pallet stacker)

7.2.2. Xe nâng tay điện cao đứng lái (Stand-on pallet stacker)

7.2.3. Xe nâng tay điện cao chân rộng (Straddle leg pallet stacker)

7.2.4. Xe nâng tay điện cao đối trọng (Counter ballance stacker)

7.2.5. Xe nâng tay điện cao mast-move (Mast move pallet stacker)

7.2.6. Xe nâng tay điện cao reach-fork (Reach fork pallet stacker)
8. Xe nâng điện ngồi lái (Electrick forklift – Electric counter ballance forklift)
8.1. Xe nâng điện ngồi lái 4 bánh (4-wheel electriccounter ballance forklift)

8.2. Xe nâng điện ngồi lái 3 bánh (3-wheel electriccounter ballance forklift)

8.3. Xe nâng điện địa hình (Electric Rough Terrain Forklift)
9. Xe nâng Reach Truck
9.1. Reach truck ngồi lái (Sit-on Reach truck)

9.2. Reach truck đứng lái (Stand-on Reach truck)

9.3. Reach truck mast-move
9.4. Reach truck reach-fork
9.4.1. Single deep reach truck (Reach truck kệ đơn)

9.4.2. Double deep reach truck (Reach truck kệ đôi)

9.5. Xe nâng kho hẹp – xe nâng 3 chiều – xe nâng VNA (Very narrow aisle trucks)

10. Xe nâng động cơ đốt trong (IC Counter ballance forklift)
10.1. Xe nâng dầu (Diesel counter ballance forklift)


10.2. Xe nâng xăng gas (LPG counter ballance forklift)
10.3. Xe nâng địa hình (Rough Terrain Forklift)

11. Xe nâng lấy hàng (Order picker)
11.1. Xe nâng lấy hàng tầm thấp (Low-level order picker)

11.2. Xe nâng lấy hàng tầm trung (Mid-level order picker)

11.3. Xe nâng lấy hàng tầm cao (High-level order picker)

12. Xe kéo hàng (Tow tractor)
12.1. Xe kéo hàng điện (Electric tow tractor)
12.1.1. Xe kéo hàng điện đi bộ lái (Walkie electric tow tractor)

12.1.2. Xe kéo hàng điện đứng lái (Stand-on electric tow tractor)

12.1.3. Xe kéo hàng điện ngồi lái (Sit-on electric tow tractor)

12.2. Xe kéo hàng động cơ đốt trong (IC tow tractor)
13. Xe nâng người, thang nâng người
13.1. Thang nâng người trục đơn (Single Mast Aluminium Lift Platform)

13.2. Thang nâng người trục đôi (Double Mast Aluminium Lift Platform)

13.3. Xe nâng người cắt kéo (Scissor lift)

13.4. Xe nâng người cần cẩu (Boom lift)
14. Xe nâng kho lạnh (Cold storage forklift)
15. Xe nâng đa chiều (Multi-directional forklift)

16. Xe nâng ngang (Side-loader forlift)

5. Hướng dẫn cách chọn xe nâng phù hợp với nhu cầu công việc
1. Đối với xe nâng hàng
- Cần biết tải trọng kiện hàng lớn nhất
- Cần biết chiều cao nâng cao nhất
- Cần biết ở chiều cao nâng cao nhất, bạn cần nâng kiện hàng nặng tối đa bao nhiêu Kg?
- Cần biết chiều rộng lối đi nhỏ nhất
- Cần biết kiểu loại và kích thước pallet bạn sử dụng

- Cần biết kiểu loại kệ hàng bạn đang sử dụng
- Cần biết môi trường và điều kiện làm việc mà chiếc xe nâng sẽ hoạt động: Loại địa hình, thời tiết, nhiệt độ môi trường, tần suất làm việc (1 ngày mấy ca, 1 ngày xe nâng sẽ phải làm việc liên tục nhiều nhất bao nhiêu tiếng? Tiêu chuẩn an toàn yêu cầu,…)
- Cần biết chi phí (ngân sách) đầu tư cho chiếc xe nâng bạn cần mua
2. Đối với xe nâng người
- Cần biết chiều cao sàn cao nhất của bục làm việc
- Cần biết chiều cao làm việc tối đa bạn yêu cầu
- Cần biết môi trường và điều kiện làm việc mà chiếc xe nâng người sẽ hoạt động
- Cần biết tổng tải trọng của người vận hành và đồ đạc mang theo lên xe là bao nhiêu Kg?
- Cần biết chi phí (ngân sách) đầu tư cho chiếc xe nâng bạn cần mua
6. Địa chỉ mua xe nâng uy tín hiện nay
Sau khi tìm hiểu rõ các thông tin về xe nâng thì bạn có thể chọn mua xe nâng tại Xe Nâng Hay. Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, hiểu rõ về từng dòng xe nâng, chúng tôi sẽ giúp bạn chọn được cho mình sản phẩm xe nâng phù hợp nhất.
Hy vọng giải đáp chi tiết về xe nâng forklift là gì và những thông tin hữu ích về xe nâng sẽ giúp bạn có được những sự hiểu biết mới về lĩnh vực xe nâng. Truy cập xenanghay.com thường xuyên để khám phá thêm những tin tức mới về xe nâng Việt Nam bạn nhé!
»Tin tức liên quan: